X

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh năm 2019 mới nhất được cập nhật

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Có mẹ nào đang chuẩn bị tiêm phòng cho bé chưa ạ? Năm 2019 này, lịch tiêm phòng sẽ có một số sự thay đổi vì vậy nắm chắc lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ có thể bảo vệ con tốt nhất nhé. 

Tiêm phòng cho trẻ là biện pháp tốt nhất giúp trẻ chống lại các vi khuẩn, virus có hại cho cơ thể. Việc tiêm phòng là cực kỳ cần thiết và quan trọng với bé. Tiêm phòng sẽ làm giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sau này.

Tuy nhiên, nhiều mẹ còn băn khoăn tiêm phòng cho trẻ sơ sinh theo lịch như thế nào? Và phải tiêm phòng những bệnh gì? Hãy cùng mẹ Tý khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

Tầm quan trọng của việc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc các bệnh liên quan tới vi khuẩn và Virus bởi sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện. Chỉ một vài nhân tố gây bệnh cũng có thể khiến sức khỏe của con bị giảm sút.

Tâm quan trọng trong việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Vắc xin chính là phương pháp tối ưu giúp con của bạn khỏe mạnh và chống lại được sự xâm nhập của virus gây bệnh. Có thể nhiều mẹ không biết rằng, trước đây khi chưa có vac – xin cho trẻ sơ sinh như viêm não nhật bản, ho gà… những căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu trẻ nhỏ.

Tuy nhiên việc tiêm phòng theo lịch như nào thì không phải mẹ nào cũng nắm rõ. Dưới đây một số kiến thức được mẹ Tý tìm hiểu và chia sẻ tới các mẹ.

Lịch tiêm chủng cho trẻ theo từng giai đoạn trong quá trình phát triển của trẻ.

  Tuổi của trẻ Vắc xin sử dụng
Sơ sinh – Vắc xin viêm gan B (VGB) phòng bệnh viêm gan B. Cách tiêm: tiêm 1 mũi càng sớm càng tốt (trong 24 giờ đầu sau sinh)
– Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao. Cách tiêm: tiêm 1 mũi càng sớm càng tốt.
02 tháng – Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và bệnh haemophilus influenzae týp b (Hib) (DTaZ/IPV/Hib) mũi 1
– Nhiễm khuẩn phế cầu (vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp, PCV).
– Đối với trẻ sinh vào hoặc sau ngày 1 tháng 7 năm 2015: viêm màng não nhóm B (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
– Vắc xin Rotarix ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Lịch chủng ngừa: uống thành 2 liều, liều 2 cách liều 1 tối thiểu 4 tuần.
03 tháng – Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và bệnh haemophilus influenzae týp b (Hib), (DTaP/IPV/Hib) mũi 2.
– Đối với trẻ sinh vào hoặc sau ngày 1 tháng 5 năm 2015: viêm màng não nhóm B (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
– Viêm màng não C (viêm màng não nhóm C). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
– Vắc xin Rotarix ngừa tiêu chảy do Rotavirus, uống liều thứ 2.
04 tháng – Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và haemophilus influenzae týp b (Hib), (DTaP/IPV/Hib) mũi 3.
– Đối với trẻ sinh vào ngày 1 tháng 7 năm 2015 hoặc sau ngày này: viêm màng não B (nhóm viêm màng não nhóm B) (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
– Nhiễm phế cầu khuẩn cầu phổi (vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp, PCV). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
Từ 12 đến 13 tháng tuổi – Haemophilus influenza týp b (Hib) và viêm màng não C (Hib/Men C). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
– Vắc xin sởi, quai bị và Rubella còn gọi là sởi Đức (MMR). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
– Đối với trẻ sinh vào ngày 1 tháng 7 năm 2015 hoặc sau ngày này: viêm màng não B (nhóm viêm màng não nhóm B) (MenB). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
– Nhiễm phế cầu khuẩn cầu phổi (vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp, PCV). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
Từ 2 đến 3 tuổi – Chủng ngừa cúm cho trẻ là dùng vắc xin cúm bất hoạt influenza dạng xịt qua đường mũi, lần 1.
Từ 3 đến 5 tuổi – Bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR). Cách tiêm phòng: 1 mũi tiêm.
– Vắc xin cúm bất hoạt influenza dạng xịt qua đường mũi, lần 2.

Cũng theo lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh này thì Bộ Y tế đã ra một thông tư quy định đối tượng buộc phải tiêm chủng vắc xin có hiệu từ từ đầu năm 2018. Thông tư này quy định trẻ em buộc phải tiêm phòng các bệnh bắt buộc như Viêm gan B, Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm não Nhật Bản, Rubella, Sởi…

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của vắc xin trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người hoài nghi về chất lượng của các loại vắc xin khiến việc tiêm chủng bị chậm chễ. Điều này hết sức nguy hiểm khi hàng ngày, trẻ vẫn phải đối mặt với hàng ngàn tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

Một số nguyên tắc mẹ cần nắm rõ trước khi thực hiện tiêm chủng

Các mẹ chú ý khi đưa con đi tiêm chủng tại bất cứ cơ sở y tế nào cần giữ sổ và phiếu tiêm đầy đủ để các bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi khi cần thiết. Đồng thời mẹ cũng cần lưu ý:

  • Cho trẻ ăn đủ trước khi tiêm và sau khi tiêm không có phản ứng phụ có thể ăn uống bình thường.
  • Thường thì tại những trung tâm tiêm chủng, trẻ được các bác sĩ yêu cầu ở lại trong 30  phút để theo dõi những biến đổi của cơ thể. Dù là những thay đổi nhỏ nhất của con, mẹ cũng không được chủ quan. Thông báo ngay cho các bác sĩ tình hình hiện tại của bé khi mẹ nhận thấy các dấu hiệu bất thường như sốt hay trẻ quấy khóc…
Chú ý khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
  • Đặc biệt nguy hiểm hơn khi trẻ có hiện tượng co giật, tím tái, khó thở… Các mẹ đừng chần chừ mà hay tới ngay bệnh viện để được các bác sĩ xử lý kịp thời. Thường thì những ca xuất hiện các dấu hiệu nặng thế này khi tiêm chủng cho trẻ là rất hiếm. Nếu được sơ cứu kịp thời sẽ qua khỏi vì vậy thời gian với bé lúc này là cực kỳ quan trọng.

Các mẹ hãy tiếp tục theo dõi bé trong 24h tiếp theo tại nhà và đưa ra phương án kịp thời trước khi tình trạng của bé ngày càng tồi tệ.

admin: