X

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng

Từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ hoàn toàn có thể cho bé tập ăn dặm bởi lúc này cơ thể bé đã bắt đầu sẵn sàng để thoát ly sữa mẹ.

Chế độ ăn uống hàng ngày vô cùng quan trọng. Nó góp phần không nhỏ vào việc phát triển thể chất và trí não cho bé.

Các mẹ cần lưu ý thời gian bé tập ăn dặm, tức là khoảng 6 tháng tuổi trở đi. Lúc này bé đã có thể cai sữa mẹ.

Sau đây, Blog mẹ & bé sẽ giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc qua hướng dẫn cụ thể về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo Viện dinh dưỡng.

Bé 6 tháng tuổi nên được ăn dặm như thế nào?

Sai lầm trong việc cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé tập làm quen dần với việc ăn dặm bên cạnh vẫn tiếp tục bú sữa mẹ. Việc thiếu kiến thức trong việc cho bé ăn dặm dẫn đến tình trạng nhiều bé bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng.

Giai đoạn này, bé không thể thích nghi ngay được với những loại thức ăn mới lạ, vì vậy mẹ nên lưu ý phải cho bé ăn từng ít một, từ loãng tới đặc và không dồn dập, o ép bé ăn quá nhiều.

Bé 6 tháng tuổi nên được cho ăn dặm như thế nào?

Trong giai đoạn ăn dặm, mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất vào thực đơn của bé, bao gồm: chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất…

Chẳng hạn, khi pha bột cho bé, các thực phẩm giàu dinh dưỡng mà mẹ không thể bỏ qua gồm: bột, thịt hoặc có thể thêm trứng, cá, tôm, cua…, rau xanh nghiền nát cùng 1 thìa dầu hoặc mỡ.

Để tăng thêm sự hứng thú đối với bữa ăn cho trẻ, các mẹ nên thực hiện phương pháp đổ màu cho bát bột ( màu xanh rau củ, màu đỏ cà rốt…). Bát bột có nhiều màu sắc mới kích thích bé ăn ngon, gia tăng độ thích thú của bé.

Trong giai đoạn bé mới tập ăn dặm, mẹ cũng không cần quá cứng nhắc, chỉ đảm bảo một ngày cho bé ăn dặm 2 bữa cách nhau là đủ.

Ăn vào thời điểm bé vui vẻ, thoải mái là thích hợp nhất bởi lúc ấy bé sẽ có hứng thú hơn với việc ăn dặm, mẹ cũng không phải dỗ dành quá nhiều.

Vì vẫn trong giai đoạn bú sữa mẹ nên bên cạnh việc tập ăn dặm, mẹ vẫn cho bé bú như bình thường.

Với những bé biếng ăn, sau mỗi bữa ăn dặm, mẹ có thể cho bé bú thêm để bé không bị thiếu hụt nguồn dinh dưỡng cũng như để hệ tiêu hóa của bé làm quen dần.

Những lưu ý khi cho bé 6 tháng tuổi tập ăn dặm

thuc-pham-cho-be-an-dam-phai-tuoi-sach
  • Mẹ nên theo dõi những phản ứng dị ứng với thức ăn dặm của bé, tốt nhất là cho bé làm quen dần với những thực phẩm an toàn tiêu biểu như: cà rốt, khoai tây, súp lơ… Công đoạn vệ sinh thực phẩm cũng rất quan trọng, mẹ cần lưu ý điều này.
  • Vì hệ tiêu hóa bé còn non nớt nên những thực phẩm ít chất tanh như thịt gà, bò, lợn, trứng sẽ phù hợp với bé hơn.
  • Để bé không bị nhàm chán sinh ra tâm lý sợ phải ăn dặm, phụ huynh nên thường xuyên thay đổi thực đơn cho bé, món ăn cũng cần phải có màu sắc tươi để thu hút bé hơn.
  • Các món ăn cần phải được xay nhuyễn, không lợn cợn nhiều, đảm bảo yếu tố dinh dưỡng đầy đủ
  • Không nên sử dụng gia vị để chế biến món ăn dặm cho bé. Khi nấu bột chín mới nên cho rau củ vào
  • Nên cho từ 1 – 2 thìa dầu hoặc mỡ nhỏ vào món ăn dặm cho bé bởi mỡ giúp chuyển hóa các chất đạm tốt hơn.
  • Bột gạo cho bé nên được làm từ gạo tám thay vì các loại gạo khác.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo chuẩn của Viện dinh dưỡng

  • Công thức 1:
lich-an-dam-cho-6-thang-tuoi
  • Công thức 2:
Giờ ăn Thứ 2-4 Thứ 3-5 Thứ 6-CN Thứ 7
6 giờ Cho bé bú mẹ Cho bé bú mẹ Cho bé bú mẹ Cho bé bú mẹ
8 giờ Bột thịt lợn Bột thịt gà Bột thịt bò Bột trứng
10 giờ Chuối: 1/3 – 1/2 quả 50gr đu đủ 1 quả hồng xiêm 50gr xoài
11 giờ Cho bé bú mẹ Cho bé bú mẹ Cho bé bú mẹ Cho bé bú mẹ
14 giờ Bột trứng Bột cua Bột tôm Bột lạc
16 giờ Nước cam Nước cam Nước cam Nước cam
18 giờ Bột cá Bột bí đỏ + đậu xanh Bột thịt gà Bột gan ( gà, lợn)
admin: