X

Tưa lưỡi là gì? Tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì và làm như thế nào?

Tưa lưỡi

Tưa lưỡi hay còn được biết với tên gọi kahcs là nấm lưỡi ở trẻ. Hiện tượng này xảy ra nhiều với trẻ sơ sinh khi bú mẹ hoặc giai đoạn đầu của việc ăn dặm. Tưa lưỡi mặc dù không hề nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ cảm thấy khó chịu khi không được xử lý và điều trị.

Bài viết cùng chủ đề:

Nguyên nhân gây ra tưa lưỡi là gì?

Bản chất của tưa lưỡi chính là một loại nấm Candia Albicans/ Oidium Albicans/ Monilia Albicans sinh trưởng và phát triển mạnh trên niêm mạc miệng. Chúng xuất hiện ở mặt trên của lưỡi và xung quanh niêm mạc bên trong khoang miệng. Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn bú mẹ thường mắc phải loại nấm này.  Một số bé lớn hơn cũng mắc phải tưa lưỡi nhưng do các yếu tố bên ngoài như lười đánh răng hay thường xuyên sử dụng đồ ăn ngọt trước khi đi ngủ…

Người mẹ mắc nấm âm đạo cũng là nguyên nhân gây bệnh cho con. Nấm Albicans rất dễ lây truyền đặc biệt là qua các vật dụng bé tiếp xúc như núm vú cao su, bình sữa nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

Khái niệm tưa lưỡi là gì? Nguyên nhân gây ra tưa lưỡi

Một số trẻ mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo hoặc HIV cũng mắc phải loại nấm này khi sức đề kháng bị suy yếu. Một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc chữa bệnh ung thư cũng là một nguyên nhân gây bệnh khi chúng có nhiều tác dụng phụ khi sử dụng.

Dấu hiệu của tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh

Tưa lưỡi là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh với nhiều dấu hiệu rất dễ nhận biết như đầu lưỡi xuất hiện chấm trắng nhỏ và nhanh chóng lan rộng thành các mảng màu sữa trên mặt lưỡi. Nhiều trường hợp các mảng này ban đầu chỉ rất nhỏ có màu đỏ bóng và hình thành các tưa không đều trên bề mặt có màu trắng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì tưa lưỡi sẽ nhanh chóng phát triển tới các khu vực của khoang miệng như bên trong của má, lưỡi, amidan…

Những mảng tưa lưỡi này có độ bám khá chắc chắn vào miệng của trẻ. Chúng gây ra sự khó chịu và đau đớn cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, chúng còn gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ và dần biến chứng và hình thành các căn bệnh nghiêm trọng hơn như sốt, đau cổ, đau ngực…

Trẻ sụt cân nhanh chóng vì biếng ăn, quấy khóc. Đây là triệu chứng của bệnh khi lúc này trẻ không còn cảm nhận được vị ngon của sữa mẹ, đồ ăn. Nhiều trường hợp nấm Albicans còn có thể gây ra các căn bệnh nguy hiểm như viêm phôi hay dạ dày rất khó điều trị.

Những mảng trắng tưa lưỡi này bám rất chắc, nếu cố tình kéo chúng ra ngoài sẽ vô tình làm trượt da của trẻ gây ra sự đau đớn của bé. Ngoài ra mẹ cũng có thể nhiễm loại nấm này khi cho con bú.

Cách giải quyết tình trạng tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều phương pháp chữa được chứng tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh như sử dụng rau ngót, lá trà xanh, vệ sinh bằng nước muối sinh lý và gạc rơ lưỡi. Mẹ cũng có thể sử dụng khăn xô mỏng kết hợp cùng nước muối sinh lý an toàn. 

Chữa tưa lưỡi bằng rau ngót.

Giải quyết tình trạng tưa lưỡi bằng lá rau ngót

  • Mẹ lấy một nắm lá rau ngót, chú ý là rau ngót phải rửa thật sạch, giã cho thật nhỏ hoặc xay không quá nát. Sau đó mẹ đổ một chút nước sôi vào và chờ cho nguội, lọc lấy lượng nước đó. Sử dụng khăn xô chấm nước và rơ lưỡi cho trẻ. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia lưu ý, việc rau ngót không đảm bảo vệ sinh còn khiến tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Đánh tưa lưỡi bằng nước muối sinh lý

  • Mẹ nên rửa tay sạch và vệ sinh tay cẩn thận trước khi thực hiện phương pháp này.
  • Rơ lưỡi có tác động trực tiếp tới khu vực khoang miệng của bé nên quá trình này cần được vô trùng là tốt nhất.
  • Lựa chọn thời gian đánh tưa lưỡi cho bé trước bữa ăn 10 phút.
  • Mua gạc rơ lưỡi ở các cơ sở y tế có tiếng và được chứng nhận là sản phẩm an toàn. Bạn nhúng tay vào cốc nước muối sinh lý pha loãng.
  • Cho tay vào miệng bé và nhẹ nhàng đưa tay đều khắp khong miệng, lưỡi, 2 bên má.

Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này mẹ cần đảm bảo rằng mọi đồ mẹ sử dụng đều an toàn vệ sinh bởi việc sử dụng gạc không sạch có thể khiến bé mắc tưa lưỡi nặng hơn. Đồng thời khi sử dụng nước muối không cẩn thận, bé sẽ phải nuốt khá nhiều nước muối gây ra áp lực cho thận của trẻ sơ sinh.

Chú ý khi sử dụng nước muối sinh lý để điều trị

Với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể sử dụng các phương pháp khác như tưa lưỡi bằng mật ong hay sử dụng thuốc. Với tình trạng nặng, các bác sĩ thường khuyến cáo các mẹ không được tự ý chữa cho trẻ. Điều này có thể gây ra những căn bệnh ngoài mong muốn. 

Theo thông tắc tia sữa tại Hà Nội, gần đây nhất đã có trường hợp một bà mẹ đã tự ý chữa tưa lưỡi cho trẻ bằng thuốc cam dẫn tới con bị co giật. Thuốc cam được bào chế từ các loại cây cỏ tuy nhiên với sự tràn lan của nhiều loại thuốc cam giả và kém chất lượng tràn lan trên thị trường thì công dụng của loại thuốc này đã không còn như xưa. Thậm chí còn đem lại tác dụng ngược.

Chú ý PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH CÁC MẸ NHÉ ! 

Vệ sinh các dụng cụ pha sữa, đựng sữa, núm ti là điều cần thiết mẹ nên làm để giúp con tránh khỏi căn bệnh này.

admin: