Nồi hấp tiệt trùng hay Autoclave Sterilizer là thiết bị sử dụng công nghệ hơi nước bão hòa để tiệt trùng, khử trùng dụng cụ y tế, dụng cụ phòng thí nghiệm… Ngoài ra, thiết bị này còn đươc lắp đặt trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác như lưu hóa cao su hay sản xuất vật liệu công nghiệp.
Lịch sử của nồi hấp tiệt trùng Autoclave
Autoclave xuất phát trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là bản thân và Clave bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là chìa khóa. Chiếc nồi hấp đầu tiên được phát minh được sử dụng để nấu thức ăn được phát minh bởi Denis Papin năm 1968. Sau đó Charles Chamberland mới là người phát minh đưa thiết bị này vào y học vào năm 1879.
Cấu tạo của nồi hấp tiệt trùng Autoclave
Trên thị trường có rất nhiều các hãng nồi hấp tiệt trùng khác nhau với đa dạng chủng loại dung tích từ nhỏ tới lớn. Tuy nhiên cấu tạo nồi hấp tiệt trùng chỉ bao gồm các bộ phận chính cơ bản sau:
- Buồng tiệt trùng: Là thành phần quan trọng nhất được thiết kế và sản xuất bằng Inox 304 hoặc 316. Buồng có thể chịu được nhiệt độ và áp suất lớn. Tất cả đều được thiết kế hình trụ( Hình dạng chịu được áp lực lớn).
- Hệ thống dẫn khí: Bao gồm các ống dẫn khí, có nhiệm vụ kiểm soát nhiệt độ đưa vào buồng hấp.
- Hệ thống an toàn: Bao gồm các thiết bị đo áp suất, cảm biến áp suất, nhiệt độ và mực nước.
- Hệ thống gia nhiệt: Được sản xuất từ sợi đốt cách điện – nhiệt.
- Các mạch điện, bo mạch, bảng điều khiển…. có chức năng hiển thị và cho người sử dụng thao tác dễ dàng.
Nguyên tắc hoạt động
Nồi hấp tiệt trùng trong y tế sử dụng áp suất hơi nước bão hòa tại nhiệt độ 121 độ C trở lên trong một khoảng thời gian nhất định. Hơi nước được trả đều trong buồng hấp sẽ len lỏi và bám vào bề mặt các dụng cụ cần tiệt trùng. Từ đó tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi sinh vật, vi trùng gây bệnh.
Góp phần quan trọng trong quy trình khám chữa bệnh nên sản phẩm nồi hấp tiệt trùng được kiểm nghiệm và đánh giá vô cùng khắt khe. Mọi sản phẩm trước khi được đưa vào sử dụng đề được kiểm định theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.
Chi tiết nguyên tắc hoạt động
Tại trạng thái thông thường, buồng hấp đang ở nhiệt độ vào áp suất của khí quyển. Lúc này, hơi nước được đưa vào buồng hấp( Được thiết kế đặc biệt với vật liệu có thể chịu được nhiệt độ và áp suất cao). Áp suất và nhiệt độ sẽ được đẩy lên tới điểm bão hòa. Hơi nước sẽ nhanh chóng lan tỏa và ngưng tụ trên bề mặt của các dụng cụ y tế.
Quá trình này diễn ra cho tới khi hơi nước chuyển hóa thành nước gây ra hiện tượng giảm áp suất và nhiệt độ. Lúc này quá trình bơm hơi nước lại tiếp tục diễn ra.Cứ như vậy cho tới khi hơi nước được lan tỏa khắp buồng hấp len lỏi tới các dụng cụ để tiệt trùng. Nhiệt độ liên tục được duy trì để tiệt trùng.
Trong điều kiên áp suất lớn, hơi nước có nhiệt độ sôi cao vì vậy khi len lỏi và ngưng tụ trên bề mặt vật phẩm tiệt trùng sẽ phá vỡ cấu trúc, bỏ bảo tử của vi sinh vật. Sau một khoảng thời gian nhất định sẽ tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn, vi sinh vật gây hại.
Tuy nhiên, một số vật liệu không thể sử dụng qua nồi hấp khử trùng như giấy, một số loại chất dẻo. Chúng không bền với nhiệt nên cần sử dụng các hình thức xử lý khác phù hợp.
Công dụng của nồi hấp
Nồi hấp khử trùng y tế được sử dụng nhiều tại bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám, trung tâm y tế xã huyện. Thiết bị có thể tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn, vi sinh vật gây hại trên các dụng cụ y tế. Nồi hấp khử trùng được sử dụng rộng rãi trong các phòng khám nha tới các bệnh viện với lưu lượng khám chữa bệnh đông.
Ngoài ra nồi hấp cũng được sử dụng trong một số lĩnh vực công nghiệp khác như
- Xử lý Composite khi lưu hóa cao su
- Phát triển tinh thể dưới nhiệt độ và áp suất lớn( thạch anh)
- Loại bỏ các bào tử vi khuẩn
- Ngoài ra nồi hấp cũng được sử dụng trong nông nghiệp với ứng dụng tiệt trùng các trang thiết bị trồng nấm.
Phân loại nồi hấp y tế
Trên thị trường hiện nay có nhiều chủng loại nồi hấp dụng cụ y tế khác nhau tới từ nhiều thương hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc cũng có nhiều cách phân loại nồi hấp khác nhau. Thông thường, nồi hấp y tế được phân loại theo tiêu chí dung tích, cấu tạo cửa.
Phân loại theo dung tích
Có nhiều dòng sản phẩm nồi hấp dung tích khác nhau trên thị trường từ 20L tới 2020L. Tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng, cơ sở y tế khám chữa bệnh nên lựa chọn dung tích cho phù hợp.
Phân loai theo cấu tạo cửa
Nồi hấp có các loại cửa như cửa tay quay trên nắp, cửa trượt, cửa ngang tay quay… Phụ thuộc vào nhu cầu của đơn vị sử dụng mà lựa chọn loại cửa thuận tiện cho phù hợp.
Các thương hiệu nồi hấp tiệt trùng tại Việt Nam
Phần lớn các đơn vị đang cung cấp nồi hấp y tế chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài. Tại Việt Nam có thương hiệu Nihophawa. Công ty TNHH Thương Mại và Công Nghệ Hồng Phát đang sản xuất và phân phối. Một số thương hiệu được bày bán khác như Sturdy, Jisico, Tuttnauer, HIRAYAMA….
Hi vọng qua bài viết này, Blog ThangLong MED đã giúp các bạn hiểu thêm về nồi hấp tiệt trùng- Một thiết bị y tế quan trọng trong các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay.
Tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Autoclave