“Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày“ Sức khỏe của các bé trong gia đoạn đầu đời, đặc biệt cho bé ăn dăm từ khi nào và như thế nào là điều khiến các mẹ băn khoăn lo lắng. Bài viết này sẽ mang đến cho các mẹ những thông tin hữu ích và dễ theo dõi nhất cho các mẹ để giúp bé khỏe mạnh.
Từ 5 tháng tuổi trở đi, các mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm những bữa đầu tiên, các chuyên gia khuyên rằng nên cho trẻ ăn theo nhu cầu, không nên ép trẻ ăn quá nhiều, có thể chia thành các bữa nhỏ, 2 – 3 bữa/ ngày.
Xem thêm
Đến giai đoạn này, ngoài việc cho trẻ bú sữa mẹ, ăn dặm cũng giúp cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé, cho bé ăn đúng cách sẽ giúp các mẹ bổ sung chất dinh dưỡng để các bé yêu phát triển toàn diện.
Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trong quá trình cho bé ăn dặm, các mẹ vẫn nên cho bé bú thêm sữa mẹ. Trong giai đoạn này sữa mẹ vẫn là thức ăn chính cho các bé, việc ăn dặm nhằm mục đích cho bé tập quen với mùi vị của thức ăn, để đến giai đoạn cai sữa bé không bị lạ miệng.

Bé mới tập ăn nên các mẹ chỉ cần cho bé ăn ít để bé làm quen dần, và tăng dần lượng thức ăn theo nhu cầu của bé. Nên cho bé ăn từng chút một và kiên nhẫn vì nhiều bé lạ miệng sẽ không nuốt thức ăn thậm chí các bé sẽ nhè ra, nhưng chỉ cần các mẹ kiên trì các bé sẽ quen dần với thức ăn dặm. Tối đa có thể cho bé ăn từ 2 – 3 bữa nhỏ/ ngày.
Ǎn dặm như thế nào cho đủ chất?
Thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé cũng cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng theo 4 nhóm chất quan trọng:
Nhóm chất tinh bột: bao gồm gạo, bún, mì,…
- Nhóm chất béo: dầu ăn (có nhóm dầu ăn riêng cho bé), mỡ động vật, bơ,…
- Nhóm chất đạm: thịt, cá, tôm, trứng, cua, tào phớ,…
- Nhóm chất xơ: rau và hoa quả tươi
Khi mới ăn dặm, các mẹ nên cho bé bắt đầu làm quen với 1 loại thực phẩm/ bữa. Khi bé đã lớn hơn và làm quen với thức ăn nhiều hơn (khoảng từ 8 – 9 tháng tuổi) mẹ có thể cho bé ăn đa dạng nhóm chất hơn. Các mẹ nên chú ý để ý trong quá trình làm quen với thức ăn các bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không để tránh không cho bé ăn lại những loại thực phẩm đó. Thức ăn của bé cần được say nhuyễn hoặc các mẹ có thể nhá thức ăn cho các bé bởi trong giai đoạn này bé chưa thể tự nhai thức ăn.

Nhiều mẹ chỉ cho các bé ăn phần nước không ăn thức ăn, cách cho ăn như vậy là sai bởi bé cũng cần được ăn cả phần cái mới có đủ chất dinh dưỡng.
Vì trong giai đoạn này bụng các bé còn yếu, nên các mẹ hãy cho bé ăn thức ăn mới, thay đổi món thường xuyên, không nên cho bé ăn mãi một món, cũng không nên để thức ăn từ bữa này qua bữa khác. Có thể cho bé uống thêm nước trái cây ép để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất.
Những sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm
Khi ăn dặm, các mẹ thường mắc phải một số sai lầm, các mẹ cần tránh để bé vừa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng vừa ăn uống đúng cách.
Ép trẻ ăn quá nhiều: Nhu cầu của bé thay đổi rất nhanh theo từng tuần tuổi, cân nặng của bé cũng sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, sữa vẫn là thức ăn chính của bé. Các mẹ chỉ nên cho bé ăn vừa phải không nên ép các bé ăn quá nhiều, điều đó có thể khiến các bé chán ăn.
Không ăn quá nhiều chất đạm: Mỗi nhóm chất là có vai trò quan trọng khác nhau. Các mẹ nên cân bằng các nhóm chất để trẻ có thể tiêu hóa thức ăn tốt nhất. Nếu sử dụng quá nhiều thức ăn có lượng đạm cao sẽ khiến trẻ bị rồi loạn tiêu hóa, biếng ăn.
Chỉ cho ăn nước, không ăn cái: Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin cho bé các mẹ phải cho bé ăn đầy đủ các nước và thức ăn. Quan điểm ninh nhừ chất dinh dưỡng sẽ nằm hết ở phần nước là sai lầm.
Bí quyết cho bé ăn dặm đúng cách
Ngoài sữa mẹ, đến giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi, trẻ cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Dưới đây là một số bí quyết vàng để các mẹ cho con ăn dặm đúng cách.

Với trẻ 5 tháng tuổi, thực đơn ăn dặm mới chỉ giai đoạn sơ khai, mẹ có thể tham khảo thực đơn dưới đây:
Tuần 1: Lượng cháo ăn thử bột loãng với tỷ lệ 1:10.
Tuần 2: Lượng cháo trắng trong tuần đầu tiên này, chỉ khoảng từ 5-10ml.
Tuần 3: Lượng cháo trắng tăng lên từ 15-25ml/bữa, có thể tăng số lượng cho con ăn mỗi ngày.
Tuần 4: Cháo trắng từ 30-40ml
Tiếp đó, các mẹ có thể tiếp tục duy trì thực đơn trên trong các tuần tiếp theo tăng dần theo nhu cầu của trẻ. Khi bé đã quen dần, các mẹ có thể tăng dần số bữa ăn trong ngày của bé từ 2 – 3 bữa/ ngày.
Có thể bổ sung thêm rau củ như cà rốt, các loại bí… Đa dạng các loại rau như cải bỏ xôi, su hào, rau bồ ngót. Dần dần cho bé làm quen với các loại thịt, cá…
Hi vọng bài viết này đã mang lại cho các mẹ những thông tin hữu ích về việc trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày. Chúc các mẹ và bé thật khỏe mạnh, hãy nhớ đừng nên em bé ăn quá nhiều, hãy để các bé được ăn theo nhu cầu của mình!
Mục lụ
- 0.1 Bài viết cùng chủ đề
- 0.2 Các dòng túi trữ sữa mẹ được 90% bà mẹ bỉm sữa tin dùng
- 0.3 Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Ở Đâu? Thông tin về các dịch vụ
- 0.4 Mách mẹ cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách
- 1 Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
- 2 Ǎn dặm như thế nào cho đủ chất?
- 3 Những sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm
- 4 Bí quyết cho bé ăn dặm đúng cách