Trẻ sơ sinh hay đánh rấm nhiều là hiện tượng bình thường hay biểu hiện bệnh lý nào đó? Hãy cùng phongkhamthanglong.vn cùng tìm hiểu nhé.
Bình thường khi trẻ đánh rắm là chuyện hết sức bình thường cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang làm việc. Tuy nhiên việc đánh rắm quá nhiều kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau có thể báo hiệu một vấn đề nào đó khiến bé khó chịu. Việc đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám là điều cực kỳ cần thiế.
Trẻ sơ sinh hay đánh rấm nhiều
Đơn giản, việc đánh rắm ở trẻ sơ sinh chỉ là một cách mà hệ tiêu hóa hoạt động để lưu thông không khí. Tuy nhiên khi thấy con đánh rắm quá nhiều lần trong ngày kèm theo nôn trớ, chướng bụng, khó chịu, ọ ẹ. Bạn nên nhanh chóng tới ngay các trung tâm y tế để nhận được lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa.
Một số nguyên nhân có thể gây hại cho trẻ như
Do thức ăn mẹ sử dụng gây ra sự khó tiêu hóa là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Để khắc phục điều này, bạn nên xem lại khẩu phần ăn của mình và gọi điện xin sự tư vấn của các bác sĩ.
Do thức ăn của trẻ sử dụng
- Thường thì khi bé bú lượng sữa đầu thì có khả năng sẽ bị đầy hơi. Bởi như ở các bài viết trước mẹ Tý đã chia sẻ rằng, sữa đầu chiếm nhiều nước và đường lactose gây ra sự khó hấp thụ và ảnh hưởng tới sự tiêu hóa của trẻ. Chính nguyên nhân này gây ra việc trẻ sơ sinh hay đánh rấm.
- Ăn dặm quá sớm với lượng thức ăn không phù hợp. Nhiều mẹ hiện nay đang áp dụng chế độ ăn dặm cho con quá sớm. Lượng thức ăn quá nhiều hoặc đơn giản là lượng thức ăn này chứa nhiều thức ăn khó dung nạp và hệ tiêu hóa quá tải. Điều này cũng khiến trẻ hay đánh rắm.
Các mẹ có thể xem bài viết: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng để có thể dễ dàng sắp xếp khẩu phần ăn cho con nhé
- Sử dụng các thức ăn và thực phẩm chứa nhiều bọt khí như các loại nước trái cây cam, quýt… sẽ gây ra đầy hơi và việc trẻ đánh rắm là điều tất yếu.
- Nguy hiểm nhất là ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn và ôi thiu. Đó có thể là vô tình hoặc sai sót của cha mẹ. Điều này cần được triệt để chú y khi chăm sóc trẻ.
- Bú sai tư thế hoặc bú bình không có chỗ thoát hơi sẽ khiến bé nuốt được nhiều không khí vào trong. Điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa bắt buộc phải thải ra một lượng khí lớn. Bởi vậy, khi cho bú, mẹ cũng cần để đầu cao hơn thân.
Những tư thế bú chuẩn còn giúp bé không bị sặc sữa. Để biết thêm thông tin chi tiết. Các bạn có thể tham khảo bài viết tư thế bú chuẩn của Mẹ Tý hướng dẫn qua bài viết: Cách cho con bú không bị sặc sữa?
Chỉ cần mẹ làm theo hướng dẫn này là bé có thể hạn chế khả năng bị sặc sữa và hạn chế đánh rắm nhiều.
Trên đây là một số nguyên nhân chính gây ra trẻ bị đánh rắm nhiều. Vậy khi gặp phải các tình huống như vậy, các mẹ cần thực hiện các giải pháp nào.
Giải pháp giảm thiểu tình trạng trẻ hay đánh rắm
Đối với các tình huống được liệt kê trên đây, mẹ hoàn toàn có thể giúp bé thư giãn và giải tỏa cơn khó chịu này bằng một số biện pháp sau
Massage bụng nhẹ nhàng
Vuốt ve và xoa bụng nhẹ nhàng khiến bé thoải mái dễ chịu hơn đồng thời kết hợp với việc xoa lưng,và massage nhẹ nhàng các bộ phận trên cơ thể bé khiến cơn đầy hơi nhanh chóng bị đẩy lùi.
Sử dụng tư thế đạp xe
Bằng cách cho con nằm ngửa và nắm lấy chân bé để tạo thành các động tác như đạp xe sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn đồng thời giảm thiểu tình trạng khó chịu cho trẻ.
Chườm ấm
Sử dụng khăn thấm nước ấm chườm lên bụng sẽ giúp bé thoải mái hơn rất nhiều. Cách này cũng giúp các bé cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Sử dụng thuốc ( cần sự chỉ dẫn của bác sĩ)
Không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu không được sự chỉ dần của bác sĩ. Việc cho trẻ dùng thuốc không rõ nguồn gốc có thể đem lại nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy mẹ chú ý nhé.
Tuy nhiên khi thấy trẻ hay đánh rắm nhiều kết hợp với sốt, nôn ói, mất ngủ, khó chịu… mẹ cần đưa bé ngay tưới bệnh viện để được thăm khám kịp thời nhé.
Nguồn Marrybaby