X

Bị tắc tia sữa phải làm sao? 5 mẹo nhỏ giúp bạn khỏi hoàn toàn

Bị tắc tia sữa phải làm sao

Bị tắc tia sữa phải làm sao? Đây được xem là thắc mắc của rất nhiều các mẹ đang trong giai đoạn cho con bú hiện nay. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu được căn bệnh tắc tia sữa này bắt nguồn từ đâu và bật mí 5 mẹo nhỏ giúp các mẹ có thể chữa khỏi tắc tia sữa ngay tại nhà.

Như các bạn đã biết, tắc tia sữa ở mẹ sau sinh được xem là căn bệnh phổ biến của nhiều mẹ đang trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên các mẹ sinh con đầu lòng thường loay hoay và không biết phải làm gì để chữa khỏi chứng bệnh này. Để rồi vài ngày sau, bệnh biến chứng ngày càng nặng hơn khiến công tác điều trị gặp vô vàn khó khăn.

Vậy thực sự căn bệnh tắc tia sữa này như thế nào?

Bạn cần biết rằng các tia sữa được tạo ra từ nang sữa, sữa từ đây đổ về các xoang chứa sữa tại bầu ngực phía sau quầng vú. Bằng những kích thích hút nhẹ nhàng từ trẻ khiến các tia sữa bắn ra ngoài. Tắc tia sữa xảy ra khi ống dẫn sữa bị chặn lại. Hoặc vì một nguyên nhân nào đó khiến tia sữa không thể lưu thông.

Những dòng sữa không thể lưu thông và gây nên hiện tượng tắc tia sữa. Để lâu dẫn sẽ khiến bầu sữa căng tức chèn ép nhiều hơn gây ra cảm giác khó chịu cho mẹ. Tình trạng nặng hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của mẹ.

Tắc tia sữa là bệnh như thế nào

Tắc tia sữa có thể xảy ra trên một ống dẫn sữa hoặc trên nhiều ống dẫn sữa cùng 1 lúc. Sau khi sinh vài ngày thường là 3-5 ngày, cơ thể mẹ sinh ra sữa non. Các mẹ nên giải phóng lượng sữa non này để tránh hiện tượng tắc tia sữa. Phần lớn các mẹ sinh bé lần đầu đều mắc phải những lỗi như không vắt bỏ sữa thừa hoặc không day đều bầu sữa gây ra nhiễm khuẩn.

Việc thông tắc tia sữa tại nhà sớm có thể giảm thiểu tình trạng mắc bệnh và hạn chế viêm nhiễm bầu sữa của mẹ khi cho con bú. Nếu để quá muộn có thể gây ra tình trạng áp-xe cực kỳ nguy hiểm. Bằng mọi cách mẹ phải làm tan được cục sữa đang tắc nghẽn trong đường dẫn sữa.

Nguyên nhân bệnh tắc tia sữa

Nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc tia sữa chủ yếu do sự thiếu kinh nghiệm của mẹ sau khi sinh bé. Không vắt tia sữa thường xuyên sau khi bé bú xong. Không vệ sinh kỹ đầu vú khiến mẹ dễ gặp phải trường hợp tắc sữa. Việc hút sữa hoặc cố gắng nặn, bóp mạnh cũng khiến tuyến sữa bị tổn thương gây tắc.

Chế độ ăn hoặc cơ thể mệt mỏi, stress cũng dẫn tới tắc tia sữa. Ngoài ra còn một số nguyên nhân phổ biến nữa chính là mẹ bị cảm lạnh, nhiễm hàn khiến sữa không thể lưu thông dễ dàng.

Mặc dù đây là chứng bệnh thường gặp nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe của mẹ sau này.

Dấu hiệu của tắc tia sữa

Bệnh tắc tia sữa phát triển rất nhanh. Từ những dấu hiệu tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho mẹ.

Tắc tia sữa là bệnh như thế nào

Một số dấu hiệu ban đầu của bệnh chính là bầu ngực căng cứng, có những khối tròn di động và nằm riêng rẽ. Chạm vào thấy đau hoặc có thể thấy sốt nhẹ. Ngay khi thấy những dấu hiệu của bệnh tắc tia sữa, bạn nên tìm tới các bác sĩ để nhận được những lời khuyên chính xác nhất. Bạn có thể tham khảo phương pháp Mát-xa hoặc sử dụng một số các phương pháp chữa mẹo dân gian.

Bị tắc tia sữa phải làm sao?

Masage kết hợp túi chờm

1 – Khi bầu ngực căng cứng và có cảm giác đau ,không ra sữa. Các mẹ có thể sử dụng cách massage chữa tắc tia sữa nhẹ nhàng bằng cách xoa và day nhẹ nhàng bầu sữa quanh khu vực núm vú. Những tác động của bạn có thể đánh tan các cục đông sữa vón cục và khiến thông tắc tia sữa.

Kết hợp với phương pháp Massage, các bạn có thể sử dụng túi chườm nóng giúp giải phóng lượng sữa đang tắc nhanh hơn. Tuy nhiên tùy vào mức độ và giai đoạn của bệnh mà các bạn sử dụng phương pháp này. Nếu khu vực tắc sữa quá lớn, bạn sẽ phải dùng nhiều phương pháp khác.

Bấm huyệt xoa bóp

2 – Chữa bệnh bằng bấm huyệt xoa bóp. Bạn nên tìm tới các thầy thuốc có uy tín để có thể được tư vấn và bấm huyệt một cách chính xác nhất. Theo Đông Y, chỉ cần bấm các huyệt nhũ căn, chiên trung, dịch môn… có tác dụng hành khí, thông tắc được tia sữa…

Massage tắc tia sữa. Ảnh Sưu tầm

Các mẹ có thể kết hợp day ép đẩy sữa ra ngoài. Đây được xem là cách giải quyết vấn đề khi mật độ sữa tắc đã rất nhiều. Trên bầu vú có thêm rất nhiều cục sữa tắc. Tuy nhiên đây không phải là một phương pháp tối ưu khi việc day quá mạnh còn khiến mẹ cảm thấy đau đớn mà không có hiệu quả nhiều trong quá trình điều trị….

Sử dụng phương pháp dân gian

3 – Sử dụng các loại lá cây có sẵn trong tự nhiên như phương pháp chữa tắc tia sữa bằng lá mít, lá cây đinh lăng, bắp cải, lá bồ công anh… Có rất nhiều phương pháp dân gian truyền miệng nhưng không phải phương pháp này chữa khỏi cho mẹ A có thể áp dụng cho mẹ B. Tùy trường hợp bệnh và cơ địa của từng người mà đưa ra giải pháp và cách điều trị thích hợp. Vì vậy đây cũng chỉ là phương pháp tham khảo giúp các mẹ có thêm sự lựa chọn cho bản thân.

Việc các mẹ có thể làm nhờ sự tư vấn của các chuyên gia y tế hoặc những người có kinh nghiệm chữa tắc tia sữa, thông tắc tia sữa.

Thực đơn bổ dưỡng

4 – Thực đơn bồi bổ cho mẹ sau sinh. Các mẹ có thể ăn canh lá đinh lăng với thịt băm để giải độc cơ thể hoặc đun nướng lá đinh lăng uống để giúp cơ thể sảng khoái và hỗ trợ giúp sữa được lưu thông tốt hơn. Phụ nữ đang nuôi con đôi khi tự nhiên mất sữa có thể lấy rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.

Thực đơn bổ dưỡng sữa mẹ. Ảnh viện dinh dưỡng

Sử dụng dịch vụ

5 – Bạn có thể nhờ sự can thiệp của các dịch vụ thông tắc tia sữa tại nhà hiện nay. Phần lớn họ đều là các chuyên gia có kinh nghiệm hoặc bạn cũng có thể tham khảo lời khuyên của các bác sĩ hiện đại. Khi bệnh ở giai đoạn cao hơn rất có thể bạn sẽ phải uống kháng sinh để tránh mủ trong sữa lan ra khu vực khác vì vậy lúc này rất cần những trợ giúp của các bác sĩ.

Bị tắc tia sữa phải làm sao để phòng chống?

  • Luôn thoải mái và bình tĩnh trong mọi tình trạng bệnh.
  • Cho bé bú sớm và vệ sinh sau khi bé bú
  • Vắt sữa thừa ra khỏi bầu ngực để tránh tắc tia sữa
  • Uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
  • Giảm thiểu chất béo và tăng cường các vitamin, khoáng chất từ thực phẩm.

Phongkhamthanglong.vn Chúc các mẹ thành công

admin: