X

Sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu? Các mẹ đang cho con bú chú ý nè

Sữa mẹ vắt ra để ngoài đc bao lâu?

Sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu có lẽ là câu hỏi được khá nhiều mẹ quan tâm trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.

Nhiều các chị em hiện nay khi nuôi con bằng sữa mẹ thường vắt sữa ra ngoài và để tủ lạnh sau đó ủ ấm hoặc hâm nóng lên cho con dùng. Tuy nhiên sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu và cách hâm nóng sữa như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Vì vậy nếu đang rơi vào những băn khoăn như vậy thì các mẹ đừng bỏ qua bài viết này của mẹ Tý nhé.

Sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu?

Mẹ phải vắt sữa cho con ra ngoài để tủ lạnh dùng dần có thể vì mẹ có quá nhiều sữa, con không bú hết hoặc mẹ có công việc bận nên không thể lúc nào cũng cho con bú trực tiếp. Lúc này việc vắt sữa ra ngoài để bảo quản là cần thiết. Tùy thuộc vào điều kiện bảo quản của các mẹ mà sữa có thể giữ được lâu hay không lâu. Một số lưu ý khi bảo quản sữa, mẹ cu Tý sẽ nhắc lại với các mẹ như sau

  • Ở nhiệt độ phòng > 26 độ C): sữa mẹ chỉ sử dụng tối đa trong 1h
  • Ở nhiệt độ <26 độ: Sữa mẹ có thời gian sử dụng tối đa là 6 h
  • Với nhiệt độ ngăn mát của tủ: Sữa mẹ sử dụng trong tối đa 48h
  • Với ngăn đá thì thời gian có thể lâu hơn lên tới 2 tuần – 4 tháng
Sữa mẹ để được bao lâu sau khi vắt ra ngoài?

Một QUY TẮC không bao giờ được quên chính là sữa mẹ chỉ nên sử dụng trong tối đa 1 h đồng hồ sau khi vắt để chất lượng sữa đạt tốt nhất. Đây cũng là thời gian chuẩn của sữa mẹ không làm phân hủy sữa mẹ.

Sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu? Cách hâm nóng sữa mẹ sau khi lấy từ tủ lạnh

Sữa mẹ sau khi được vắt ra ngoài sẽ đươc bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá. Trước khi cho con sử dụng, mẹ nên hâm nóng sữa bằng cách

  • Ngâm trong trong ấm 40 độ cho tới khi đạt được nhiệt độ thích hợp với bé. Việc ngâm sữa trong nước quá nóng có thể mất đi các dinh dưỡng trong sữa vì vậy chỉ nên ủ sữa trong nước có nhiệt độ 40độ C

Lượng sữa được mẹ lấy ra để hâm nóng cho con cần vừa đủ để trẻ dùng. Sau khi đã lấy ra khỏi tủ thì không được để lại dùng tiếp mà cần đổ đi ngay. Việc để sữa lại và tiếp tục cho vào tủ sử dụng có thể ảnh hưởng xấu tới sữa mẹ bên trong. Tuyệt đối không được tiếc nhé.

Một số chú ý quan trọng

  • Không dùng lò vi sóng để hâm sữa cho con. Vì nhiệt độ quá cao của lò vi sóng có thể khiến dinh dưỡng trong sữa mẹ tan biến. Bên cạnh đó Microwave của lò còn khiến giảm một phần chất đạm của sữa mẹ.
  • Sữa mẹ ở tủ đá cần được dã đông trong ngăn mát nhưng vẫn giữ nhiệt độ tủ lạnh. Hoặc mẹ có thể dã đông trước trong nước đá lạnh. Khi sữa chảy mềm thành dạng lỏng. Mẹ lắc đều lên để chất béo và lớp sữa trong hòa cùng nhau. Sau đó mẹ ngâm nước ấm và ủ ấm cho tới nhiệt độ cần đạt được và cho con bú.
Sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu?

Sữa dã đông thường có mùi lạ na ná với mùi xà phòng. Dễ hiểu thôi đó là do tác động của hàm lượng enzim lipase cao, khi dã đông đá sẽ khiến sữa mẹ có mùi lạ như vậy. Để giảm thiểu và loại bỏ mùi này, mẹ có thể đun qua sữa. Chú ý không đun sôi để làm tan lượng enzim này đi

Tóm tắt lại chú ý quan trọng như sau:

  • Mẹ không được đun sữa quá nóng và chỉ nên giữ ở nhiệt độ đủ để ấm sữa cho bé bú. Quá nóng sẽ mất dinh dưỡng trong sữa mẹ,
  • Sữa sau một thời gian trữ lạnh cần lắc đều chất béo phía trên và sữa trong để hòa tan vào nhau.
  • Không lắc quá mạnh và đột ngột đặc biệt là ở nhiệt độ cao. Lắc mạnh sẽ phá vỡ cấu trúc của phân từ protein bảo vệ- mất tính tự nhiên của sữa. Sữa mẹ tốt nhất khi giữ được cấu trúc phân tử ban đầu.

Hi vọng qua những giải đáp trong bài viết trên đây sẽ giúp các mẹ có thể hiểu thêm về việc Sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu? Qua đó cũng là một kinh nghiệm lớn cho các mẹ lần đầu sinh bé có thể học tập và lưu lại cho bé thứ 2. Chúc các mẹ thành công, các con trộm vía, đáng yêu

Có mẹ nào đang bị khó chịu vì tắc sữa có thể liên lạc với mình để nhận được tư vấn miễn phí về thông tắc tia sữa tại nhà nha ^^

admin: