X

Cách lấy lại sữa mẹ đã mất? Bí quyết sưu tầm đã áp dụng và thành công

Cho con bú và những chú ý

Cách lấy lại sữa mẹ đã mất như thế nào? Đây là câu hỏi rất nhiều mẹ tìm kiếm trên Internet với mong muốn tăng lượng sữa trong giai đoạn cho con bú. Nhiều mẹ còn đang phân vân hãy cùng đọc chia sẻ kinh nghiệm của mẹ Tý qua bài viết này nhé.

Bài viết này, mình có sưu tầm trên mạng đọc được trong một lần vô tình tìm kiếm nhu cầu. Bài viết khá hay và khoa học có thể giúp ích cho các mẹ đang cho con bú.

Để giúp các mẹ có thể hiểu sâu hơn về tình trạng này, mình sẽ giải thích về hiện tượng mất sữa khi cho con bú, nguyên nhân do đâu?

Mất sữa là gì?

Mất sữa là hiện tượng mà gần như mẹ nào cũng đã từng gặp phải. Hiện tượng này được biểu hiện bằng dấu hiệu mất sữa, sữa không xuống cho dù nặn, bóp, 2 bầu ngực xẹp xuống nhiều. Thường thì nhiều mẹ thường nhầm lẫn với triệu chứng của tắc tia sữa nên vô cùng lo lắng.

Tắc tia sữa phải làm sao. Internet

Tuy nhiên, tắc tia sữa thì tuyến vú vẫn sản xuất được sữa nhưng không tiết ra gây ra tình trạng căng cứng khó chịu, sốt. Ngược lại mất sữa là hiện tượng tuyến vú không thể sản sinh ra sữa nữa.

Một số nguyên nhân gây ra mất sữa

Theo như những gì được chia sẻ và mẹ Tý sưu tầm thì việc mất sữa này do một số nguyên nhân chính thường gặp sau:

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình sản sinh sữa ở mẹ. Trong giai đoạn cho con bú, mẹ thường gặp nhiều vấn đề trong đó có việc ăn uống và sinh hoạt.

Mẹ bổ sung thiếu chất và lao lực cũng khiến quá trình sản sinh sữa mẹ gặp trục trặc. Do chế độ ăn quá thiếu chất, mẹ chỉ ăn những món cơ bản không đủ dưỡng chất dẫn tới hiện tượng mất sữa.

Dinh dưỡng cho mẹ

Sử dụng một số các sản phẩm chứa nhiều chất kích thích, ức chế sản sinh sữa mẹ

  • Cà phê, rượu…
  • Các thực phẩm như măng, cà muối,…

Do thiếu sự nghỉ ngơi, căng thẳng

Ban đêm, giấc ngủ cực kỳ quan trọng với mẹ, trong khoảng thời gian này, cơ thể sản sinh ra Prolactin giúp tăng cường tiết sữa. Nhưng do con quấy hay các yếu tố ngoại cảnh khiến mẹ không được nghỉ ngơi trong lúc này gây ra hiện tượng mất sữa ở mẹ. Tình trạng này kéo dài gây ra stress cực độ.

Sức khỏe giảm sút và khả năng sản sính sữa giảm mạnh gây ra tình trạng tuyến sữa sản sinh kém dần và dẫn tới mất sữa.

Tâm lý thoải mái và thư giãn sẽ giúp mẹ có thể sản sinh ra lượng sữa nhiều hơn và tăng cường hormone tốt nhất.

Thiếu Hormone

Như đã nói tở trên hormone góp phần quan trọng giúp tuyến vú có thể tiết sữa tốt nhất. ĐIều này được quyết định bởi hormone Prolactin và Oxytocin. Nếu thiếu hụt 2 hormone này, quá trình tiết sữa sẽ bị đình trệ.

Và tất nhiên 2 hormone này lại được điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng và tâm trạng, trạng thái cơ thể của mẹ. Nếu được nghỉ ngơi, thì hormone được sản sinh ra nhiều hơn.

Một số yếu tố bên ngoài

Ngoài ra còn một số tác nhân bên ngoài khác cũng ảnh hưởng tới quá trình tiết sữa như

Cách cho con bú đúng cách: Có thể nhiều mẹ chủ quan khi cho con bú ở các tư thế sai. Điều này cũng ảnh hưởng tới cơ chế tiết sữa của cơ thể. ĐIều này kéo dài có thể ảnh hưởng tới việc tiết sữa của cơ thể mẹ.

Sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú

Tác dụng phụ của thuốc: Nhiều loại thuốc điều trị bệnh mẹ bầu sử dụng cũng ức chế sự sản sinh sữa của cơ thể. Nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ nếu như không sử dụng đúng cách. Vì vậy trước khi sử dụng loại thuốc nào, mẹ cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa điều trị.

Cách lấy lại sữa mẹ đã mất

Hiện nay có một số giải pháp giúp mẹ có thể lấy lại sữa đã mất. Một số phương pháp có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên các mẹ nên tới khám tại các bác sĩ có chuyên khoa để được tư vấn và tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào nhé.

Cho con bú đúng

Đây là giải pháp đầu tiên các mẹ nên nghĩ tới, đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Thay đổi tư thế bé bú mẹ sẽ giúp mẹ hạn chế và khắc phục tình trạng mất sữa hiệu quả.

Để mẹ có thể dễ dàng tìm hiểu về tư thế bú sữa mẹ chuẩn xác. Bạn có thể tham khảo bài viết:

Thời gian bú cách nhau 2-3 tiếng. Nếu bé bú không hết thì mẹ nên vắt sữa ra ngoài để bảo quản sẽ giúp cơ thể sản sinh sữa mới tốt hơn.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Dinh dưỡng là phần quan trọng nhất trong việc lấy lại sữa mẹ đã mất.  Bổ sụng dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều sữa hơn cho bé.

Bằng việc bổ sung da dạng tinh bột, chất xơ, rau xanh, và hoa quả… Đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp tuyến vú có thể sản sinh ra nhiều sữa trở lại.

Bên cạnh đó là sử dụng nhiều nước, các thức uống lợi sữa từ thiên nhiên như nước mè đen, nước gạo lứt,… rất tốt cho sức khỏe và bổ sung nhiều dinh dưỡng.

Sử dụng máy hút sữa để gọi sữa về

Khi đã bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và điều chỉnh lại cách ti của bé. Mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để gọi sữa về nhanh hơn. Các loại máy hút sữa trên thị trường có chức năng hút sữa và hỗ trợ điều trị mất sữa trong giai đoạn cho con bú.

Máy hút sữa Rozabi điện đôi

Một số loại máy hút sữa phổ biến và được nhiều mẹ sử dụng nhất trên thị trường hiện nay như Medela, Unimom… Review đánh giá từng dòng máy hút sữa chi tiết đều có trong bài viết

Các mẹ khi cho con bú cần chú ý những gạch đầu dòng nhỏ sau

  • Dùng máy hút sữa hút sạch sữa còn thừa khi bé bú không hết để kích thích quá trình sản sinh sữa mới.
  • Sữa có thể bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh theo hướng dẫn trong bài:
  • Luôn mang theo máy hút sữa trong người để đề phòng trường hợp gặp công việc đột xuất gây gián đoạn quá trình vắt sữa của mình. Mẹ Tý luôn mang theo máy hút sữa cầm tay trong túi để có thể vắt sữa mọi nơi đúng giờ.
  • Mình khuyến khích sử dụng máy hút sữa đôi để giảm bớt thời gian hút sữa của mẹ đồng thời hút sữa 2 bên cùng lúc cân đối và giúp sữa mẹ tiết đều 2 bên. Kết hợp massage ngực thường xuyên để tăng cường lưu thông sữa.

Chú ý quan trọng khi thực hiện cách lấy lại sữa mẹ đã mất

Một số chú ý quan trọng dưới đây mẹ nên nhớ trong quá trình lấy lại sữa, gọi sữa về.

  • Luôn luôn giữ tâm trạng thoải mái và bình tĩnh khi gặp trường hợp mất sữa. Tránh căng thẳng và áp lưc, điều này chỉ khiến tình trạng thêm tồi tệ hơn.
  • Thực hiện chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Với những mẹ có con quấy đêm nên nhờ sự giúp đỡ từ người thân trong nhà để giải tỏa tình trạng thức đêm.
  • Kiên trì với quá trình lấy lại sữa mẹ đã mất.
  • Một yếu tố nữa chính là nguồn động viên và hỗ trợ  từ gia đình, người thân để các mẹ có thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng.

Hi vọng bài viết của phongkhamthanglong.vn và cá nhân Mẹ Tý chia sẻ sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức cũng như cách lấy lại sữa mẹ đã mất hiệu quả.

Nguồn sưu tầm của mẹ Tý: https://breastmum.vn/cach-lay-lai-sua-me-da-mat/

admin: