X

Cách rã đông sữa mẹ chuẩn, nhiều mẹ chưa nắm rõ

ngăn bảo quản sữa mẹ

Cách rã đông sữa mẹ tưởng chừng vô cùng đơn giản nhưng nhiều mẹ vẫn thường gặp nhiều sai lầm trong quá trình rã đông sữa. Vậy cách rã đông sữa như thế nào cho đúng?

Có vẻ như nhắc tới rã đông sữa mẹ nào cũng cho rằng đây là công việc thường xuyên và đơn giản. Tuy nhiên, quá trình rã đông sữa sai cách có thể khiến sữa mẹ mất đi nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bé thậm chí còn ảnh hưởng tới sự phát triển tự nhiên của trẻ.

Mẹ có thể cần biết tới

Một số sai lầm trong cách rã đông sữa mẹ

Có rất nhiều mẹ đang mắc phải các sai lầm rã đông sữa dưới đây như

  • Mẹ để sữa vào ngăn đá và rã đông bằng cách cho ngay vào nước sôi hoặc nước ấm.
  • Mẹ sử dụng lò vi sóng để dã đông sữa. Đây là một sai lầm cực kỳ nghiệm trọng khiến sữa mẹ mất đi các dưỡng chất cho bé.
  • Hâm sữa trong nhiệt độ quá nóng hoặc để sữa mẹ trong cốc nước sôi nhanh ấm nhưng lại giết chết tất cả các dưỡng chất có trong sữa mẹ.
  • Một trong nhiều sai lầm khá cơ bản chính là việc trộn chung sữa cũ và sữa mới vì tiếc rẻ . Điều này có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.
Cách rã đông sữa mẹ khi bảo quản trong tủ lạnh. Ảnh Internet
  • Sử dụng sữa rã đông nhiều lần. Khi bé không dùng hết lượng sữa rã đông này, mẹ lại tiếp tục cho vào tủ lạnh và bảo quản để sử dụng tiếp. Lời khuyên của chúng tôi là mẹ hãy bỏ đi hết lượng sữa thừa sau khi dã đông mà bé không dùng hết. Không những không đem lại lợi ích cho trẻ mà có thể  ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé.

Cách rã đông sữa mẹ đúng cách

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy việc giữ vững các dưỡng chất trong sữa mẹ là cực kỳ quan trọng khi rã đông. Chỉ một thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể ảnh hưởng tới cấu trúc và các chất dinh dưỡng trong đó.

Một số lưu ý khi rã đông sữa cho bé

  • Với cách trữ sữa mẹ trên ngăn đá, mẹ tuyệt đối không nên rã đông trực tiếp ngay vào nước ấm. Sự chênh lệch nhiệt độ có thể khiến các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ mất đi. Mẹ nên đưa xuống ngăn mát trong 1 đêm và khi sử dụng mới ngâm vào nước ấm.
  • Sử dụng máy hâm sữa hoặc một cốc nước ấm có nhiệt độ 40 độ C để rã đông. Nhiệt độ cao trên 40 độ C đều không tốt cho lợi khuẩn trong sữa mẹ.
  • Tuyệt đối không đổ sữa đã hâm với sữa cũ để làm ấm sữa. Điều này có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ. Đổ hết sữa đã hâm sau 2 tiếng bé bú không hết. Không được tiếc rẻ sữa đã sử dụng.
Sử dụng túi đựng sữa mẹ để bảo quản sữa trong tủ lạnh.
  • Vệ sinh đầu ti trên bình sữa để tránh các vi khuẩn có hại trong môi trường ảnh hưởng tới sữa mẹ khi bé bú lại.
  • Các mẹ có thể đun nhẹ sữa mẹ trên bếp, khi mặt sữa sủi lăn tăn thì nhấc ra. Lúc này nhiệt độ chưa quá cao, sữa vẫn giữ được các chất dinh dưỡng. Ngoài ra cách này cũng có thể khử đi mùi hăng của sữa mẹ rã đông. Mùi này có thể khiến bé lạ và không bú.
  • Một lưu ý nữa đó là bạn nên ghi lại ngày vắt sữa trên bao bì sữa mẹ để ghi nhớ và dễ dàng sử dụng sau này.
  • Lắc đều nhẹ tay sữa mẹ sau khi rã đông để các dinh dưỡng được hòa tan giúp bé hấp thụ tốt hơn.

Cách rã đông sữa mẹ

  • Với sữa mẹ bảo quản trong ngăn lạnh

Mỗi khi sử dụng, mẹ nên để sữa xuống ngăn mát trong 1 đêm. Khi nhận thấy sữa đã lỏng hơn, mẹ lắc đều sữa trong bình để các chất dinh dưỡng tan ra hòa lẫn với nhau. Sau đó, sử dụng máy hâm sữa hoặc một cốc nước nóng nhiệt độ 40 độ C để rã đông sữa. Sau đó mới để bé sử dụng.

Phương pháp rã đông sữa mẹ. Ảnh Internet

Với những bé không bú sữa rã đông bởi có mùi hăng. Mẹ có thể đun sữa trên bếp như hướng dẫn phía trên. Mẹ đun sữa cho tới khi phía trên có bọt lăn tăn thì dừng lại. Lúc này, nhiệt độ vẫn chưa quá cao, các dinh dưỡng trong sữa mẹ vẫn còn. Mùi hăng xà phòng của sữa bảo quản lạnh sẽ mất.

  • Sữa mẹ được bảo quản ở ngăn mát

Sữa mẹ trong ngăn mát có thể rã đông nhanh hơn so với để ngăn lạnh. Bạn chỉ cần đổ sữa mẹ vào máy hâm sữa hoặc cốc nước ấm có nhiệt độ 40 độ là đủ. Sau đó cho bé sử dụng.

Sau 2 giờ lượng sữa vừa hâm không được bé bú hết. Mẹ không được tiếc mà hãy đổ đi nhé.

Hi vọng bài viết phần nào giúp mẹ hiểu thêm về cách rã đông sữa mẹ. Các mẹ chú ý và ghi nhớ nhé.

Chúc các mẹ thành công.

admin: