Cách trữ sữa mẹ, bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh như thế nào là đúng tiêu chuẩn nhất là điều mẹ nào cũng thắc mắc hiện nay. Nghe có vẻ đơn giản nhưng mẹ vẫn hay mắc nhiều sai lầm lắm nhé.
Với các bà mẹ bỉm sữa Việt Nam, thì việc trữ sữa mẹ và bảo quản trong tủ lạnh là điều cần thiết phải làm trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên không phải cứ vắt sữa và để vào tủ lạnh là được. Mẹ cần chú ý một số quy tắc cơ bản để tránh ảnh hưởng tới chất lượng sữa khi cho con bú.
Tại sao cần trữ sữa mẹ và bảo quản trong tủ lạnh
Khi bé bú sữa mẹ thường thì bé sẽ khó có thể bú hết sữa ở 2 bên bầu ngực, sữa mẹ bị thừa lại nhất định phải hút ra ngoài để giảm thiểu nguy cơ mắc chứng tắc tia sữa. Lượng sữa này được mẹ vắt ra ngoài và trữ trong các túi sữa, bình sữa chuyên dụng để cho con bú sau này.
Sữa mẹ nếu không được bảo quản trong tủ lạnh chỉ để được 4 tiếng trong điều kiện thường. Sau 4 tiếng này sữa sẽ bị hỏng và ảnh hưởng tới chất lượng của sữa mẹ. Điều này khiến mẹ cần đưa sữa vào tủ lạnh để bảo quản ngay khi vắt.
Một lý do cũng khá thường gặp chính là do công việc của mẹ không thể mãi ở nhà cho con bú vì vậy mẹ cần vắt sữa của mình và trữ trong tủ lạnh giúp người thân có thể cho bé bú khi mẹ vắng nhà.
Trong giai đoạn cai sữa cho bé, mình cũng vắt sữa và bảo quản trong tủ lạnh để bé sử dụng những lúc không có mẹ ở nhà.
Một số sai lầm trong cách trữ sữa mẹ, cách bảo quản sữa mẹ
- Để sữa quá lâu ở bên ngoài mới cho vào tủ:
Như đã nói ở trên, tại nhiệt độ phòng là điều kiện vô cùng tốt cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Để hạn chế quá trình này, mẹ chỉ nên để sữa trong một thời gian ngắn. Việc để sữa quá lâu trong tủ lạnh có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ khi sử dụng.
- Dùng các chai lọ tái sử dụng để đựng sữa mẹ
Đây là điều tối kị nhé, mình nhắc lại đây là một trong nhiều suy nghĩ sai lầm khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng. Chỉ vì tiếc tiền mà ảnh hưởng tới bé có đáng không. Sữa mẹ chỉ nên sử dụng túi đựng chuyên dụng hoặc bình sữa chất lượng chuyên dụng thôi nhé.
Những loại chai lọ này có nguy cơ sinh ra các chất độc ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
- Sữa mẹ sau khi hâm nóng 1 lần không nên tiếp tục cho vào bảo quản tiếp. Không biết các mẹ thế nào chứ mình cực kỳ cẩn thận với sức khỏe của con. Sữa hâm xong con bú còn thừa cũng phải đổ đi hết. Đây là điều rất quan trọng mẹ không được quên nhé
- Để hở túi đựng sữa, trong tủ lạnh cũng có rất nhiều vi khuẩn chỉ đợi thời cơ xâm nhập gây hỏng sữa mẹ. Vì vậy mẹ nên kiểm tra kỹ lưỡng túi đựng sữa sau khi vắt ra ngoài nhé.
- Sử dụng túi đựng sữa nhưng không theo dõi ngày. Mặc dù được bảo quản trong tủ lạnh như sữa mẹ khi trữ trong túi đựng cũng cần ghi rõ ngày để theo dõi. Sữa nào vắt trước thì cho con bú đầu rồi tiếp tục dần dần. Khi số lượng sữa nhiều hơn thử hỏi mẹ làm sao để kiểm soát
- Mặc dù là túi sữa chuyên dụng nhưng cũng không thể giữ được sữa mẹ tránh khỏi các vi khuẩn vì vậy mẹ nên cho bé bú sớm và sử dụng càng nhanh càng tốt nhé.
- Trộn chung sữa cũ đã hâm còn thừa và mới có thể gây ra tình trạng hỏng sữa mẹ ảnh hưởng tới bé
- Hâm nóng sữa sai cách khiến các lợi khuẩn và chất dinh dưỡng mất đi khỏi sữa mẹ, không còn tác dụng với bé nữa.
- Ngoài ra việc ngó lơ vệ sinh sạch khu vực bầu ngực , núm vú cũng khiến mẹ phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh liên quan tới tắc tuyến sữa
Cách trữ sữa mẹ, cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Mẹ chỉ cần ghi nhớ các gạch đầu dòng trên là đã quá ổn rồi nè. Cơ bản của việc bảo quản sữa mẹ không có gì phức tạp.
- Sau khi vắt sữa mẹ ra ngoài, nếu để trong điều kiện nhiệt độ phòng chỉ giữ được trong 4 tiếng nhưng nếu sử dụng ngăn mát có thể để được trong 24 tiếng, nếu bảo quản trong ngăn đá có thể giữ được tối thiểu 7 ngày và 3 tháng phụ thuộc và nhiệt độ.
- Mẹ sử dụng túi đựng sữa chuyên dụng hoặc bình sữa an toàn được bán rộng rãi ngày nay.
- Vệ sinh tủ lạnh trước khi để sữa mẹ nha.
Sau khi vắt sữa và trữ trong túi hoặc bình, mẹ dùng bút dạ ghi ngày vắt sữa lên bao bì bên ngoài để dễ dàng kiểm soát thời gian bảo quản.
Sau đó cho ngay vào tủ lạnh là tốt nhất. Khi cho bé bú, nếu để trên ngăn đá, mẹ nên cho xuống ngăn mát trước 1 ngày và hâm sữa tại nhiệt độ 40 độ C. Không hâm sữa ở nhiệt độ quá cao, không cho ngay sữa vào nước sôi. Chú Không dùng lò vi sóng để hâm sữa.
Bạn có thể tham khảo chỉ tiết bài viết:
Hi vọng với những kiến thức trên đây đã phần nào hiểu thêm về cách trữ sữa mẹ, cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh giúp sữa có chất lượng tốt hơn sau khi vắt ra ngoài.
Chúc các mẹ thành công
Mục lụ
- 0.1 Bài viết cùng chủ đề
- 0.2 Ăn gì để sữa mẹ mát hơn? Chia sẻ, tổng hợp kiến thức từ Mẹ cu Tý
- 0.3 Cách lấy lại sữa mẹ đã mất? Bí quyết sưu tầm đã áp dụng và thành công
- 0.4 Mẹ cho con bú nên uống sữa gì? 2 lưu ý cực kỳ quan trọng
- 1 Tại sao cần trữ sữa mẹ và bảo quản trong tủ lạnh
- 2 Một số sai lầm trong cách trữ sữa mẹ, cách bảo quản sữa mẹ
- 3 Cách trữ sữa mẹ, cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh