X

Sữa mẹ có màu gì? Sữa mẹ có màu vàng hay màu trắng đục?

Sữa mẹ có màu gì. Ảnh Internet

Sữa mẹ có màu gì và sữa mẹ tốt như thế nào? là 2 câu hỏi mà mẹ nào cũng thắc mắc trong giai đoạn cho con bú. Cũng giống với các chị em, mẹ Tý cũng đã có nhiều thời gian mất ăn, mất ngủ vì vấn đề này, hôm nay lại trốn cu Tý chia sẻ và viết bài cho các chị em nhé.

Như ở các bài viết trước, mẹ Tý đã giới thiệu cho các mẹ về vấn đề ăn gì để sữa mẹ đặc hơn? Trong bài viết đó mình cũng đã đề cập tới việc sữa mẹ có nhiều màu sắc khác nhau phụ thuộc và từng giai đoạn khác nhau, hương vị phụ thuộc vào các thực phẩm mà các mẹ sử dụng. Vậy sữa mẹ có màu gì trong điều kiện bình thường?

Sữa mẹ có màu gì?

Nhiều mẹ khi cho con bú thường không chú ý tới đặc điểm màu sắc của sữa mẹ, và nhiều mẹ cũng lầm tưởng sữa mẹ chỉ có một màu duy nhất. Mẹ Tý xin khẳng định sữa mẹ có thể thay đổi màu sắc và mùi vị tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể.

  • Sữa non( Colostrum) là dòng sữa có màu vàng đục như sữa ngô hay sữa ông thọ khi được pha loãng. Đây là dòng sữa chất lượng nhất của mẹ thường xuất hiện ngay sau khi sinh bé. Sữa non chứa rất nhiều dinh dưỡng và các khoáng chất thiết yếu mà không một loại sữa nào trên thế giới có được. Dòng sữa này cung cấp dinh dưỡng tuyệt đối cho trẻ sơ sinh ngay khi chào đời.

Sữa mẹ có màu gì? Ảnh Internet

Được biết sữa non chứa hàm lượng đạm cao gấp 10 lần so với sữa trưởng thành. Chúng chứa các kháng thể IgG, IgA… bảo vệ hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho trẻ tối đa.

  • Sữa mẹ có màu trắng đục hay màu nước gạo đặc trưng đây là màu sắc của sữa già – loại sữa này xuất hiện thường từ ngày thứ 10 sau khi sinh bé. Tuy nhiên dòng sữa này cũng được chia ra làm 2 loại rõ rệt
    • Sữa đầu: là loại sữa được tiết ngay từ đầu khi bé bú, chúng loãng hơn và không có nhiều vitamin, sữa này có tác dụng chính là giúp bé giải khát.
    • Sữa cuối: là loại sữa chứa nhiều dinh dưỡng và vitamin. Chúng đặc, thơm trắng màu nước gạo. Đây là dòng sữa nhiều dinh dưỡng giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Đây cũng là lý do mẹ nên vắt bớt lượng sữa đầu trước khi cho con bú. Bởi lượng sữa đầu giải khát đã khiến bé no và không thể bú dòng sữa cuối nhiều dinh dưỡng có lợi.

Ngoài ra, sữa mẹ còn có một số màu đặc biệt như màu hồng, đỏ hay đen..

  • Khi sữa mẹ có màu hồng, sau khi ăn các thực phẩm có màu đỏ nên sữa mẹ thường có màu hồng tự nhiên. Một số thực phẩm có thể gây ra màu sữa đặc biệt này như rau dền…
  • Khi sữa mẹ có màu vàng cam là do mẹ sử dụng các thực phẩm có màu vàng, cam như bí ngô, cà rốt…
  • Sữa mẹ có màu xanh non khi mẹ sử dụng các thực phẩm có cùng màu sắc tương tự như rong biển…
  • Màu đỏ: Sữa nhiễm máu, cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
  • Sữa màu trắng nhưng vón cục khi để một thời gian : đây là triệu chứng của giai đoạn đầu viêm tuyến vú. Mẹ nên tham khảo các cách chữa tắc tia sữa tại nhà hoặc tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm hoặc các chuyên gia để điều trị kịp thời.
Sữa mẹ có máu. Ảnh Internet

Nguy hiểm khi sữa mẹ có màu đen: Đây có thể là tác dụng của mẹ khi dùng thuốc, mọi loại thuốc mẹ dùng đều ảnh hưởng rất nhiều tới dòng sữa mẹ. Nó có tác dụng không tốt tới sức khỏe của bé. Một số loại thuốc khi hấp thụ vào sữa mẹ sẽ gây tác động xấu tới máu và hệ cơ xương của trẻ. 

Mẹ có thể quan tâm tới bài viết: Cho con bú có uống Panadol được không? 

Vì vậy khi sử dụng thuốc trong giai đoạn cho con bú, các chị em nhớ hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Đây cũng là lý do mà nhiều quảng cáo thuốc thường có câu “chống chỉ định với những người đang cho con bú” là như thế đó.

Ngoài màu sữa mẹ, chị em cũng nên chú ý tới mùi vị của sữa, sữa mẹ chứa nhiều các axit béo – gây ra mùi hơi chua chua cho sữa mẹ khi để lâu. Về cơ bản chúng không nguy hiểm nhưng bé lại không thích mùi vị này nên các mẹ chú ý nhé.

Chung quy lại, các mẹ nên ghi nhớ sữa mẹ có màu gì sẽ tương ứng với từng giai đoạn và phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của mẹ. Các mẹ cũng đừng lo lắng quá khi thấy sữa có vấn đề nhé. 

Như bao bài viết mẹ Tý cũng có nói, điều quan trọng nhất để tạo ra nguồn sữa mẹ tốt chính là 

  • Tâm lý ổn định thoải mái, tránh áp lực căng thẳng.
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các kích thích và thức ăn có hại..
  • Chó bé bú liên tục và vệ sinh trước và sau mỗi lần bé bú.
  • Nếu bị tắc sữa, mẹ có thể sử dụng các phương pháp dân gian như massage chữa tắc tia sữa tại nhà hoặc sử dụng mẹo.. để thông tắc tia sữa, gọi sữa về nhanh nhất.

Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh nha ^^!

admin: